Những phân vân trở thành chính đáng
Không lễ hội . Ngày Quốc Khánh của người Việt mồng 2 tháng 9 thường được tổ chức tại Berlin – năm nay Đại Sứ Quán tránh tiếp khách vào ngày này. Trường hợp bắt cóc người cựu chính trị viên Trịnh Xuân Thanh tại Tiergarten đã tạo ra sự nghi ngờ này.
Duc D. đứng trong tiệm bán đồ ăn nhanh của anh tại Lichtenberg và đang chờ khách hàng. „ tôi cảm thấy vui khi Cảnh Sát đã bắt một tên dọ thám có can dự vào việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh „ , anh ta nói với phóng viên của báo TAZ và đồng thời bỏ đầy măng vào trong chảo. „ Mật vụ Việt Nam không được hành sự trên nước Đức . Họ phải cút đi . Bọn họ chỉ làm hại những người Việt Nam đơn thuần tại Berlin „ . Ông chủ tiệm ăn nhanh này khoảng chừng trên 50 tuổi và nguyên thủy không phải là người thích chính trị . Công việc làm trong bếp đã đè nặng lên anh ta . Thời gian rỗi rảnh ít ỏi anh ta thường tiêu khiển trước màn truyền hình , với gia đình hay với hội người Việt. Tuy nhiên vụ bắt cóc cựu chính trị viên người Hà Nội Trịnh Xuân Thanh tại Berlin đã khiến cho niềm tin của anh ta bị lung lay. Nói chính xác hơn là : sau các cuộc bàn cãi.
Trước đây 3 tuần anh ta , vốn là người đi hợp tác lao động thời Đông Đức cũ từ 1988, đã nghĩ rằng mật vụ Việt Nam có thể có lý khi họ đi bắt cóc một người vi phạm luật pháp ở Việt Nam và đang trốn tại nước Đức. Kẻ bị bắt cóc bị cáo buộc làm thất thoát công quỹ đến cả trăm triệu. Duc D. đã tuyên bố với phóng viên báo TAZ hôm tháng 8 rằng : „ Việt Nam phải chống tham nhũng. Việt Nam phải hành động ra sao khi nước Đức không giao trả phạm nhân này ? „.
Nhưng từ đó bỗng có vài thay đổi . Một nghi phạm bị Đức bỏ tù : một người Việt di dân sống ở Tiệp Khắc và chịu làm tay sai cho mật vụ Việt. Khác với những kẻ có phe cánh từ Hà Nội nghi phạm này không có chế độ miễn nhiễm ngoại giao và không thể hạ cánh an toàn tại Việt Nam . Anh ta phải chịu tội trước tòa án Đức. Và có một nhân viên của Cơ Quan Liên Bang Đức về Nhập Cư và Tỵ Nạn , kẻ đã tung lên mạng thông tin xã hội những lời tuyên truyền nhiệt huyết cho Việt Nam và bảo vệ các vi phạm Nhân Quyền tại quốc gia này , đã bị sa thải khỏi chỗ làm việc.
Và: Sứ Quán Việt Nam rút lui khỏi Cộng Đồng Di Dân. Hôm nay ngày 2.9 là ngày Quốc Khánh Việt Nam. Lẽ ra như mọi khi sẽ có các quan khách Đức và những kẻ di dân có công trạng được mời tham dự lể hội tại Sứ Quán. Năm nay thì không làm lễ hội. Phải chăng Sứ Quán đang quá bận rộn?
Từ trên mười năm nay Sứ Quán Việt Nam đã tạo ra một mạng lưới tinh vi để cột chân những người di dân và để nghe ngóng tin tình báo từ những người này. Trước đây chỉ có những hình ảnh khó chịu do những nhóm người di dân gửi về Hà Nội : đó là những hình ảnh của các thuyền nhân tỵ nạn biểu tình tại Berlin chống thể chế chính trị tại Việt Nam. Bây giờ đã thay đổi . Phần lớn mạng lưới này nằm trong các Hội đồng hương do chính Sứ Quán đỡ đầu và tạo dựng lên . Có Hội đồng hương Hải Phòng , Hội đồng hương Hà Tĩnh và vân vân.
Những người đồng hương này chăm nom sự trường tồn của Hội bằng sự liên kết với quê hương của họ. Nếu có một Ủy Viên chính trị hay Đại diện Thương Mại đến Berlin là sẽ có một cuộc họp mặt với đồng hương tại nhà hàng trong trung tâm Đồng Xuân ở Lichtenberg , một khu chợ Á Đông lớn ở Berlin. Người ta dùng bữa ăn chung với nhau . Có những bài diễn văn được đọc lên ca ngợi về sự đoàn kết giữa „Quê Hương „ và „ Việt Kiều yêu nước „ – một chức danh chính thức cho những người Việt hải ngoại trung thành với chế dộ ( dịch theo từng chữ : người Việt Hải ngoại yêu quê hương ) và đương nhiên sẽ có màn kêu gọi quyên tiền cho Việt Nam , gò ép người di dân đem tiền về Việt Nam đầu tư . Việt Kiều Yêu Nước được cấp dễ dàng giấy phép Nhập Cảng . Một người Việt làm nghề thông dịch bảo với phóng viên của báo TAZ : từ 3 tuần nay không có những cuộc họp mặt như thế nữa . „ Có một sự tĩnh lặng bất thường „
Dĩ nhiên những Việt Kiều Yêu Nước này phải chứng minh sự hiện diện của mình. Viên thông dịch Dung ( tên đã được thay đổi ) đã quan sát trong những năm gần đây về những hoạt động đáng kể của các Việt Kiều Yêu Nước trên mạng thông tin xã hội. „ Trong số đó có những người đàn bà nuôi con một mình hành nghề làm móng tay tại quận Lichtenberg . Tôi thiết nghĩ một người đàn bà như vậy lẽ ra không có thời giờ suốt ngày vào trang mạng xã hội . Nhưng có thể họ được trả tiền để làm việc này , y như những Blogger in China „ viên thông dịch phỏng đoán như vậy .
Dung đã quan sát thấy nhiều người đàn bà này sẵn sàng nặng lời nguyền rủa trên mạng thông tin xã hội đến bất cứ một phát biểu nào cho dù chỉ phê phán nhẹ đường lối chế độ. „ một trong những người đàn bà này đã cho phổ biến trên mạng một cuộc biểu tình ảo của những người Việt yêu nước vào thứ hai vừa rồi tại Berlin . Họ đưa ra những tấm hình từ trên hai năm trước „ . Một Phát ngôn viên của Cảnh Sát đã xác nhận với phóng viên báo TAZ về sự dự đoán của Dung : Đã không có cuộc biểu tình này.
Dung cho biết rằng :tuy nhiên từ 3 tuần nay các dư luận viên nữ này đang vấp những khó khăn . „ Tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy những người chỉ trích nhà cầm quyền Hà Nội một cách công khai và phong phú là những người trước đây không muốn can dự vào chính trị „ . Những người tương tự như Duc D. ở Lichtenberg. Và Dung tự hỏi : „ Có phải chúng ta đang trải qua thời kỳ giải phóng những người Việt tại Berlin ra khỏi mạng lưới tinh vi của Hà Nội ?“.
Hộp tin tức:
Ngày 2.9 là ngày Quốc Khánh Việt Nam . Đó là ngày HCM đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 2.9.1945 và đánh dấu sự chấm dứt chế độ thực dân .
Ngày lễ quan trọng này thường được tổ chức tại Berlin . Mỗi năm Đại Sứ Việt Nammời hàng trăm đồng hương có công trạng vào Sứ Quán hay vào khách sạn để làm lễ nhà nước . Người phát ngôn năm ngoái tại buổi lễ này là bà Phó Chủ Tịch Quốc Hội Edelgard Bulmann ( SPD ) . Năm nay buổi lễ này không được tổ chức.
14.000 người quốc tịch Việt và cũng nhiều gần bằng số người ấy là những người Đức có nguồn gốc Việt đang sống tại Berlin. Gần 5.000 thuyền nhân đến Tây Bá Linh trong khoảng thời gian 1980. Họ vẫn luôn chỉ trích nhà cầm quyền Hà Nội và không hề có ý định ăn mừng ngày quốc khánh này . Phần lớn những người khác thì ngược lại . Họ là những người đi hợp tác lao động thời Đông Đức cũ và thân nhân của họ, hoặc là họ là những người đến Đức trong khoảng 1990 vì lý do kinh tế.
Marina Mai
( Hoàng Thị Mỹ Lâm chuyển ngữ 2.9.17 )