Hơn hai năm qua, hơn 4.000 tàu đánh cá Việt Nam đã bị tấn công,nhiều chiếc bị đánh chìm, trong vùng biển Việt Nam. Giáo hội ủng hộ những cuộc biểu tình của ngư dân. Hơn 7.000 người Công giáo ở giáo phận Vinh đã biểu tình tại Kỳ Anh. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của hai nước đang gia tăng. Trung cộng cho rằng 85% biển Đông là của họ.
Hà Nội (AsiaNews) - Hơn 2.300 ngư dân đã bị thương, mất tích hoặc chết trong vùng lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông, theo phó thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Nguyễn Văn T.
Kể từ đầu tháng 8, nhiều tàu đánh cá của Việt Nam đã bị Hải quân Trung cộng tấn công và hăm dọa. Phó Thứ trưởng cho biết: "Trong hai năm qua, các tàu của Trung Quốc đã tấn công, đánh chìm, phá hủy, hoặc cướp bóc hơn 4.000 tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam".
Vào ngày 6 tháng Tám, tàu số 40482TS trong khi đánh cá cách bờ biển 48 hải lý, không xa Côn Đảo, đã bị tàu Trung cộng đánh chìm. Tám ngư dân trên tàu đã bị rơi xuống biển; bảy người được cứu. Thi thể của ông Trương Công Ơn, chủ nhân chiếc tàu hiện nay vẫn chưa được tìm thấy.
Tại tỉnh Quãng Ngãi, Hiệp hội Ngư dân Bình Châu báo cáo một đợt chìm tàu khác, cũng ở vùng biển Việt Nam. Vào ngày 7 tháng Tám, "thuyền đánh số QNg 90289 TS" bị tàu Trung cộng có số 46106 tấn công. Thủy thủ tàu Trung cộng đột nhập vào tàu với vũ khí gồm dao, xàbeng, gậy sắt phá hủy các thiết bị của ngư dân Việt Nam, họ lấy máy định vị, hải sản cũng như tất cả các thức ăn dự trữ . Sau đó, họ đánh chìm tàu và bỏ đi, may sau đó có thuyền đánh cá khác đến cứu .
"Đây không phải là lần đầu tiên các tàu đánh cá của Bình Định và Quãng Ngãi bị đánh chìm bởi " tàu biển trắng”( tàu trung cộng) ," ông Phan Minh, một ngư dân ở Bình Châu cho biết. "Tàu của tôi cũng bị phá hủy bởi một con tàu trắng biển số 46106. " Những vụ tương tự này cũng đã xảy ra vào ngày 16 tháng tám với năm tàu đánh cá từ làng Tịnh Kỳ. Tàu Trung cộng đang có mặt ở vùng biển của quần đảo Hoàng Sa và dọc theo bờ biển Việt Nam để làm ngư dân khiếp sợ".
Chủ tàu Nguyễn Hữu Lâm cho biết: " Họ rất hung hăng. Chúng tôi là những ngư dân đánh cá trong một đại dương rộng lớn, chúng tôi không dám chống lại thủy thủ Trung cộng. Mặc dù chúng tôi đánh cá trên vùng biển Việt Nam, chúng tôi vẫn bị đe doạ, chúng tôi rất lo lắng về sinh kế của chúng tôi".
Thủy thủ của đoàn 46106 đã nhúng tay vào việc tấn công tàu Việt nam ngày 18 tháng 8, khi họ cướp và đánh chìm tàu của ông Huỳnh Văn Khánh.
"Bắc Kinh muốn ngăn chặn người dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển Đông, gọi là vùng"lưỡi bò"," các chuyên gia về luật hàng hải quốc tế nói với Asia News rằng Trung cộng tuyên bố 85% trong số 3.5 triệu cây số vuông của vùng biển này là của họ .
"Các tàu đánh cá ở nhiều nơi đang bị đe doạ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đàn Hòa, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình ... Các hành vi xâm lăng này của Trung cộng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người ở Việt Nam. Trong tương lai gần, ngư nghiệp của Việt Nam có thể sẽ không còn. "
Vào ngày 23 tháng 8, ông Trần Văn Quí, Chủ tịch Hội Liên hiệp ngư dân Việt Nam, đã ký một lá thư phản đối. Hiệp hội Ngư dân Việt Nam đã kêu gọi các nhà chức trách và cơ quan chức năng của Việt Nam lên tiếng phản đối chính phủ Trung cộng và áp dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân Việt Nam trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Giáo hội địa phương đã ủng hộ phản đối của ngư dân. Vào ngày 27 tháng Tám, hơn 7.000 người Công giáo ở giáo phận Vinh đã biểu tình một cách ôn hòa quanh nhà thờ Kỳ Anh. Những người biểu tình đã yêu cầu chính quyền trung ương thực hiện "các chính sách thích hợp để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển và hải đảo cũng như bảo vệ ngư dân".
Vào cuối cuộc biểu tình, thánh lễ cầu nguyện đã được cử hành để đòi hỏi công lý và tưởng nhớ đến những nạn nhân của thảm họa môi trường Formosa; nhà máy này đã gây ô nhiễm vùng biển các tỉnh miền Trung Việt Nam năm ngoái, làm tê liệt nền kinh tế địa phương và đưa hơn 40.000 ngư dân mất việc.
Theo như của một số điều mơ hồ trong luật pháp quốc tế, Trung cộng đã tuyên bố chủ quyền với một dải rộng lớn của biển Đông (85%), bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Vùng biển này Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Brunei và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền ( gần 85% lãnh thổ).
Để đảm bảo việc kiểm soát các tuyến đường hàng hải chính của biển, Trung cộng đã xây dựng một loạt hòn đảo nhân tạo, trên đó có các cơ sở quân sự và các ngọn hải đăng.
Trong ba năm qua, các tranh chấp về tuyên bố lãnh thổ của hai quốc gia đã tăng cường.
Gần đây nhất, Việt Nam đã chống lại việc Trung cộng công bố về các cuộc tập trận quân sự sắp tới trong vùng biển tranh chấp của Biển Đông.
Trung cộng đang thất vọng bởi những nỗ lực của Việt Nam hầu nhắm đến sự ủng hộ của các quốc gia Đông Nam Á về biển Đông cũng như mối quan hệ ngày càng tăng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ.
Do áp lực của Trung cộng, vào tháng 7 vừa qua, Hà Nội đã đình chỉ hoạt động dầu mỏ trong vùng biển do Trung cộng tuyên bố chủ quyền.