Theo Cơ quan điều hành bầu cử liên bang, chính quyền liên hiệp của Liên minh dân chủ/xã hội Thiên chúa giáo (CDU/CSU) và đảng dân chủ Đức (SPD) bị mất nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử quốc hội 2017 khóa 19.
Quốc hội mới sẽ có 709 ghế và được phân chia CDU/CSU 246 ( năm 2013 có 311) SPD 153 (193) Đảng Xanh (Grüne ) 67 (63) Đảng Tả (die Linke) 69 (64) hai đảng bị thất bại trong cuộc bầu cử 2013 nay được vào quốc hội là đảng Chọn lựa cho Đức (AfD) 94 và ,đảng dân chủ tự do (FDP) 80 .
Dựa vào kết quả, không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối (355 ghế) để tự lập chính quyền.Nên chính quyền tương lai sẽ là một chính quyền liên hiệp nhiều đảng.
Đảng SPD với ứng cử viên tranh cử Thủ tướng Schulz nhìn nhận sự thảm bại của đảng đã không xác tín được cử tri ủng hộ chương trình tranh cử và tuyên bố SPD sẽ không tiếp tục liên hiệp vối Liên minh CDU/CSU của thủ tướng đương nhiệm Merkel .Đảng SPD sẽ giữ vai trò đảng đối lập lớn nhất trong tân quốc hội .
Sau sự từ chối tham chính của SPD, Thủ tướng Merkel ngỏ ý mồi gọii đảng xanh và đảng dân chủ tự do cùng Liên minh CDU/CSU thương thảo lập chính quyền liên hiệp mới.
Theo điều 63 Luật căn bản (Hiến pháp) Tổng thống sẽ đề nghị quốc hội bầu Thủ tướng.Một Khi Úng viên thủ tướng không được quá bán dân biễu (50% + một phiếu) tín nhiệm trong vòng đầu, cuộc biểu quyết kế tiếp sẽ được tổ chức trong vòng 14 ngày và kế thúc khi Ứng củ viên đạt được đa số tương đối.Tân quốc hội sẽ khai mạc kỳ họp đầu tiên vào ngày 24.10.2017.
Nguyên do thất bại của chính quyền Liên hiệp bảo thủ -xã hội.
Ngày 24.09.2017 là ngày buồn thảm cho nền dân chủ Đức.Đảng cực hữu „chọn lựa cho Đức- AfD“ lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội. Sự kiện này đã gây bàng hoàng cho các chính đảng và hội đoàn xã hội dân sự. Không ai có thể ngờ được một đảng cực đoan khai thác sự bất mãn chống chính sách nhập cư –ti nạn của chính quyền Merkel và kích động bài ngoại lại nhận được 13% phiếu và trở thành một chính đảng lớn thứ ba trong quốc hội tương lai.Theo nhận xét của các nhà bình luận chính trị , có 3 nguyên nhân đã dẫn đến thất bại cho hai đảng cầm quyền, Liên minh dân chủ/xã Thên chúa giáo và đảng dân chủ xã hội :
-Tại Đức chính trị ổn định và kinh tế phát triển. Đức hiên là quốc gia xuất cảng đứng hàng nhất nhì trên thế giới và có nền kinh tế lớn nhật trong cộng đồng Âu châu (EU). Số thất nghiệp giảm đáng kể, lương bổng được nâng cao. Dù chính quyền liên hiệp đạt nhiều thành quả trong mọi lãnh vực,nhưng nhiều người dân cảm thấy nữ Thủ tướng Merkel câm quyền 12 năm tương đối đã đủ và nền chính trị cần sinh khí mới, sống động hơn.Các đảng nhỏ phải được hỗ trợ để có tiếng nói trong chính quyền tương lai..Vì vậy nhiều cử tri đã dồn phiếu cho các đảng đối lập thay vì cho hai đảng lớn đang cầm quyền.
-Về mặt nhân đạo ,quyết định chính quyền mở biên giới đón nhận hàng trăm ngàn người nhập cư-ti nạn vào mùa hè 2015 là nghĩa cử cao đẹp và được thế giới hoan nghênh.Nhưng làn sóng ti nạn sau đó tạo ra nhiều hiên tượng tiêu cực như trộm cắp, cưỡng hiếp,ẩu đả , khủng bố.. . Tât cả tạo cho người dân cảm tưởng chính quyền sao lãng kiểm soát an ninh.Các đảng , tổ chúc cực hữu đã khai thác thiếu sót này để kích động sự bất mãn và bài ngoại ỡ một số thành phần dân chúng, đăc biệt ở các tiểu bang vùng Đông Đức,đảng AfD đã nhận được nhiều phiếu của cử tri.
-Nước Đức tuy hùng cường, thịnh vượng, nhưng không hẳn đã „miễn nhiễm“ trước nạn dịch „dân túy-mỵ dân“. Tệ nạn này đã phát triển thành phong trào lan rộng khắp Âu châu từ khi có cuộc trưng cầu dân ý Brexit -nước Anh rút lui khỏi Cộng đồng Âu châu (EU) và sự thắng cử Tổng thống của Donald Trump ở Mỹ .Các khó khăn trong đời sống như tình trạng khan hiếm nhà cửa,giá nhà và tiền thuê tăng khủng khiếp, lãi xuất tiết kiệm thấp… đã được các chính khách dân túy khai thác triệt để và cáo buộc chính quyền phung phí tài chánh hỗ trợ cho những quốc gia ngoại quốc có nợ công rất cao trong Âu châu và người nhập cư- tị nạn thay vì đầu tư vào các lãnh vực y tế,giáo dục, xây cất hay trợ cấp xã hội trong nước.…
Cựu thủ tướng Schröder phê bình đảng.
Một lý do làm đảng SPD còn bị mất thêm phiếu là xu hướng các Đảng xã hội khuynh tả tại Âu châu ngày càng mất sự hậu thuẫn của dân chúng. Trong đại hội các hiệp hội bảo hiểm ngày 27.09.2017 tai Bá Linh, cựu thủ tướng Gerhard Schröder ( SPD) cho rằng nguyên nhân thất bại của SPD trong cuộc bầu cử Quốc hội là đã không làm nổi bật khả năng giải quyết kinh tê quốc gia của đảng. Đảng SPD đã lấy đề tài „cộng bằng xã hội“ làm trọng tâm cho chương trình tranh cử Quốc hội lân này.Theo Schröder không ai chống đòi hỏi phảii thực thi công bằng xã hội..Nhưng trước tiên phải suy nghĩ sự phân chia quyền lợi phải đặt trên nền tảng kinh tế nào.Nhũng gì muốn chia thì phải tạo ra trước đã .Một đảng không có năng lực kinh tế thì sẽ không thể được đa số cử tri hỗ trợ..
Hệ thống chính đảng
Nước Đức có cả một đoạn đường dài tiến tới dân chủ .So với các quốc gia láng giềng, Đức đã thay đổi chế độ nhiều lần . Sau thề chiến thư nhất, chế độ quân chủ lập hiến được thay thê bằng chính thể cộng hòa Weimar, mở đầu cho tiến trình dân chủ hóa nước Đức. Cộng hòa Weimar tồn tại được 14 năm bị chính quyền độc tài quốc xã ( Nationalsozialismus- NS) giải thể vào năm 1933 và NS đưa Đức vào thế chiến thư hai. Chế độ độc tài Đức quốc xả sụp đổ sau 12 năm thống trị.Sau bại trân , Đức bị Tứ cường chiếm đóng và chia Đức thành 4 vùng .Ba vùng miền nam,bắc và tây do Anh Mỹ Pháp quản lý .Vùng đông Đức do Liên xô cai trị.Thời gian tứ cường chiếm đóng Đưc kéo dài 45 năm.Tại Đông Đưc ủy ban quân quản Liên xô dựng lên một chế độ xã hội chủ nghĩa độc tài với danh xưng Cộng hòa dân chủ Đức (DDR) do đảng thống nhất Đức ( SED)câm quyền. Phần Tây Đức một chế độ dân chủ ( Cộng hòa Liên bang Đưc- BRD) được thiết lập qua sự hỗ trợ của đồng minh Anh Pháp Mỹ. Đến năm 1990 chế độ cộng sản Đông Đưc cáo chung và hai miên Đông –Tây hợp nhất.
Hai chính đảng lớn CDU/CSU và SPD chiếm nhiều ưu thế ngay lúc đầu trong hệ thống chính đảng của Cộng hòa liên bang Đức. Chế độ lưỡng đảng đạt cao điểm tới cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 và trở thành tam đảng vì có thêm đảng FDP tham chính, rồi vào thập niên 80 thành tứ đảng với đảng Xanh và ngũ đảng từ 1990 với đảng dân chủ xã hội chủ nghĩa( PDS) hậu thân của đảng cộng sản SED), đảng này đến năm 2007 kết hợp với một chính đảng tả nhỏ Chọn lực bầu cử Lao động và Công bằng xã hội (WASG) đổi tên thành Đảng tả (Die Linke). Qua thập niên đầu của thế kỳ 21 có thêm đảng Chọn lựa cho Đức (AFP).
Hệ thộng đa đảng Đức rất đa diện và phản ảnh nhiều quan điểm của mọi tầng lớp trong xã hội. Dựa vào chương trình, cương lĩnh các đảng, cử tri tự do chọn lực đảng phù hợp ý muốn của mình trong các cuộc bầu cử.
Giới chính trị liệt kê lập trường chính trị và mầu sắc của các đảng :
Liên minh dân chủ/ xã hội Thiên chúa giáo (CDU/CSU), bảo thủ hữu khuynh- mầu đen
Đảng Dân chủ Tự do (FDP)- hữu khuynh phóng khoáng-mầu vàng
Đảng Chọn lựa cho Đức (AfD),cực hữu,bài ngoại- mầu xanh lợt
Đảng Xanh (Grüne)- trung dung,phóng khoáng-mầu xanh
Đảng dân chủ xã hội (SPD)- tả khuynh-mầu đỏ
Đảng Tả ( die Linke) –cực tả- mầu đỏ thẫm (tím)
Một khi các đảng liên hiệp lập chính quyền , giớii chính trị, truyền thông dựa vào mầu của các đảng đật tên cho kiểu liên hiệp chính trị, chẳng hạn Liên hiệp đèn giao thông (Đen.Đỏ-Xanh) để chỉ Liên hiệp ba đảng CDU/CSU, SPD và Xanh .Liên hiệp Jamaika (Mầu cờ nước Jamaika ,Đen-Xanh-Vàng) gồm ba đảng CDU/CSU,Xanh và FDP . Liên hiệp lớn Đen –Đỏ gồm hai đảng lớn CDU/CSU và SPD.
Liên hiệp Jamaika là Chính quyền liên hiệp tương lai ?
Cựu thủ tướng Gerhard Schröder nhận xét sự khước từ của Chủ tịch đảng SPD,Martin Schulz không liên hiệp với Liên minh của Merkel là một quyết định không đúng và ộng cho rằng bầu cử lại cũng không phải là giải pháp tốt tạo sự ổn định chính trị cho nước Đức trong giai đoạn hiện tại..Schröder tiên liệu ba đảng CDU/CSU,Xanh và FDP sẽ gâp nhiều khó khăn để tìm sự đồng thuận trong các cuộc đàm phán, nhưng cuối cùng ba đảng cũng phải nhượng bộ nhau để thành lập tân chính quyền liên hiệp..
Về đảng AfD, một đảng cực hữu có chủ trương bài ngoại đã thắng phiếu phần lớn ở các tiểu bang Đông Đức. Cựu thủ tướng Schröder cảnh báo các chính đảng dân chủ không nên quỷ hóa đảng này là phát xít NAZI (quốc xã) vì trong đảng AfD ngoài một số cực đoan còn có những thành viên bình thường bất bình vớii đường lối chính trị hiện tại của tầng lớp tinh hoa trong các chính đảng truyền thống.Ông nói nên xem đảng AfD như các đảng cực hữu khác của Gert Wilders ở Hòa Lan hay của Le Pen bên Pháp.
Vũ Ngọc Yên
28.09.2017