Ngày này của 61 năm về trước, Hà Nội đón chào một công dân gái ra đời.
Tôi ra đời lúc bố mẹ tôi bị nhà nước CS lấy mất ngôi nhà đang mua trả góp từ thời còn Pháp chiếm đóng. Phải ra khỏi căn nhà mà Tòa ĐSQ Ấn Độ đang đóng bây giờ và đi ở thuê 1 căn phòng 16m2 chứa 5 nhân khẩu ở phố Tô Hiên Thành Hà Nội.
Mẹ tôi đang là một thương gia thì cơn lốc cải tạo Công -Tư-Thương đánh cho tan tành hết đường sống. Mẹ tôi phải tập làm quen chuyển sang một nghề mới là mua bột, mua lá gói bánh, mua tôm, mua củi và nồi hấp bánh làm bánh ít, bánh gai thì đi lấy của một nhà khác và thức từ 3 giờ sáng gói bánh rồi hấp đến 5 giờ thì vớt bánh ra, xếp vào cái thúng để 6 giờ sáng đội trên đầu đi từ nhà tôi ở phố Tô Hiến Thành đi ra phố Huế, rồi ra chợ Hôm.
Có hôm nào đắt hàng thì chỉ đến phố Hàng Bài là đã bán hết. Hôm nào trời mưa bán chậm thì lên tới hàng Ngang, hàng Đào. Bán hết thì vào chợ Đồng Xuân mua nguyên liệu về chuẩn bị cho nồi bánh sáng mai.
Bền bỉ ,nghề dậy nghề mẹ tôi từ một trang tiểu thư cùng các bà Văn Cao,bà Tôn Thất Tùng v...v....đã quen với công việc mới, khi đang từ nhung lụa của xã hội thời Pháp bị rơi đánh bịch xuống dưới đáy xã hội của chế độ cộng sản như thế.
Cha tôi như nhiểu STT những năm trước tôi dã kể. Ông thi đỗ tú tài đôi của thời Pháp và năm 1940 khi chứng kiến cảnh dân mình bị người Pháp chèn ép và đánh đập. Ông thấy mất nước là nhục.
Khi ấy thỉnh thoảng vẫn có người của Việt Minh đến nhờ ông dịch hộ những văn bản bằng tiếng Pháp và cũng có lúc họ nhờ bố tôi trực tiếp thông dịch cho những cuộc nói chuyện với người Pháp. Đó chính là cửa ngõ dẫn cha tôi thoát ly gia đình ông bà nội đi theo Việt Minh lên chiến khu. Chịu sống kham khổ để tham gia đánh đuổi Pháp.
Khi phong trào kháng Pháp lên cao thì họ điều cha tôi về lãnh đạo mỏ than Vàng Danh. Lúc này ông làm kế toán cho chủ mỏ than là người Pháp (vì cha tôi sử dụng tiếng Pháp và tiếng Anh thành thạo) nói chuyện trực tiếp với chủ mỏ và là nòng cốt lãnh đạo công nhân đòi giới chủ phải thực hiện những yêu sách cho công nhân : làm 8 giờ 1 ngày, cấm ép làm thêm giờ, đau ốm nghỉ phải được hưởng lương. Cấm đánh đập công nhân V…V…nếu chủ mỏ không thực hiện yêu sách của giới thợ thuyền đưa ra thì cha tôi kêu gọi đình công cho đến khi chủ mỏ phải kí cam kết thực hiện đúng yêu sách thì lại kêu gọi công nhân đi làm trở lại.
Vùng Hữu Lũng, Lạng Sơn là một địa bàn trắng. Việt Minh không xâm nhập được do ông Phỉ Malay làm chủ. Cứ hễ phát hiện người lạ vào sinh sống trong vùng của ổng, có biểu hiện là người của Việt Minh là ổng bắt trói, rồi cho thuộc hạ đào hố thường là vào chiều tối rồi thả xuống lấp đất lên. Đêm đó quân lính phải canh gác tới sáng. Tử hình không một viên đạn.
Lực lượng Việt Minh bị tiêu hao quá nhiều ở vùng Hữu Lũng đại bản doanh của ông thổ phỉ này đóng . Khi họ phát hiện ra một lợi thế mà chỉ có cha tôi làm được là ông trùm phỉ này thủa nhỏ, từng là học trò học cùng lớp Nho học trong làng, do ông nội tôi dậy. Ông nội tôi thi đổ nhưng không ra làm quan mà về làng mở lớp dậy học.
Việt Minh điểu cha tôi từ mỏ than Vàng Danh về quê., tìm cách ở lại trong nhà ông trùm phỉ để mỗi khi có Việt Minh bị bắt thì cha tôi đứng ra xin tha mạng. Cha tôi với vai trò người chữa thuốc Nam xin vào vùng của ông trùm phỉ ở để chữa bệnh cho dân, ông OK ngay.
Cứ mỗi khi Việt Minh bị bắt cha tôi lại xin tha mạng và ông trùm phỉ lại thả. Hữu Lũng vẫn cứ mãi là địa bàn trắng Việt Minh không xâm nhập được. Họ bèn xử tử hình vắng mặt ông trùm phỉ và giao bản án đã tuyên cho cha tôi thi hành bằng chém đầu.
Cha tôi từ chối không nhận việc làm này, vì nó trái với đạo lý của ông bà và con đường tham gia đánh đuổi Pháp của cha tôi đã khép lại từ đó.
Ông rút lui và về Hà Nội ở rể ông ngoại, lại đi làm kế toán cho hảng bia 333 cho đến ngày 10/10/1954 Việt Minh về tiếp quản. Mẹ tôi là một thương gia. Gia đình tôi đi vào ngõ cụt sau chiến dịch cải tạo Công-Tư-Thương thì cũng đành vậy.
Còn cha tôi bị đội sổ đen trên đầu cũng chỉ vì cuộc CCRĐ chém giết đồng bào, vi phạm luật nhân quyền quốc tế. Cha tôi cùng các bậc trí sĩ như,chú Nguyễn Hữu Đang (là chủ bút tờ nhân văn giai phẩm), bác Nguyễn Mạnh Tường, ông Albe clavier cùng viết kiến nghị phản đối việc bắn giết người vi phạm luật nhân quyền quốc tế được đăng công khai.
Lập tức cha tôi thì bị sách nhiễu, chú Đang thì ra tòa án 15 năm đày lên tận trại Cổng Trời, bác Tường thì bị thải hồi bác phải đi chữa xe đạp và bơm vá ở đầu đường để kiếm sống. Ông Albe clavier là lính Pháp sang tham chiến ở Việt Nam, nghe theo lời kêu gọi đầu hàng Việt Minh ông đã buông súng chạy sang hàng ngũ của Việt Minh và phụ trách chương trình “binh vận” , kêu gọi lính Pháp buông súng sang hàng ngũ Việt Minh.
Nên sau chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, bắt buộc ông phải ở lại Việt Nam,. Nếu ông hồi hương về Pháp thì sẽ bị tử hình theo luật nhà binh của Pháp.
Ông kết hôn với cô giáo Oanh và ông Hồ ưu ái nói chú lấy họ Hồ của bác và sinh con gái đặt tên là Hồ Thiên Nga bằng tuổi tôi và con trai là Hồ Hoàn Kiếm. Mãi phải hơn 15 năm sau ông mới di cư sang Hunggari và khi Pháp hủy bỏ lệnh tử hình ông mới trở về Pháp.
Những tháng ngày long đong vất vả của cha tôi đi xin việc thì không một cơ quan nào nhận. Ông bị cấm vận lao động. Mẹ tôi thì thật đảm đang, đang sống trong nhung lụa của xã hội thuộc Pháp bằng buôn bán, tự nhiên Việt Minh về rơi đánh bịch xuống đáy xã hội với cái sổ đen đội trên đầu chung với cha tôi. Hàng ngày đội cái thúng bánh ít đội trên đầu bôn ba khắp phố phường Hà Nội.
Cuộc sống vào thời điểm 1954 trở đi, cái gì cũng phải mua bằng tem phiếu. Vải thì 1 đầu người 4m 1 năm, gạo thì 10kg/tháng, thịt thì 100gr./tháng, đường 100gr/tháng, tất cả đểu phải vào làm cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã ai buôn bán cá lẻ thì khốn khổ, con không được đi đại học thì chỉ đi làm thợ hồ, cu li cửu vạn. Bơm vá chữa xe đạp, hoặc đạp xích lo.
Đang lúc gạo trâu củi quế thì trời lại cho bố mẹ tôi thêm con. Mẹ tôi lại có bầu tôi đến tháng thứ 4 mới biết. Lúc đó mà nạo thai được thì chắc mẹ tôi cũng phải bỏ tôi vì cuộc sống quá khổ. Nghẹt nổi thai đã 4 tháng nên không nạo được. .
Nhưng từ lúc mẹ tôi mang thai tôi cho đến lúc đau bụng đi sanh là sanh liền. Suốt 9 tháng mẹ tôi không dám đi y tế khám thai , vì lý lịch nhà tôi nó đen như mực rồi. Đi khám BS còn bị quát bị mắng. Sinh sau 3 ngày là bế tôi về nhà.
Khi tôi lớn nghe bà hàng xóm kể chuyện : sinh tôi mẹ tôi nghèo không có tiền, phải cắt quần đen cũ mà khi đánh Công-Tư-Thương xét nhà họ thấy cũ không tịch thu, còn 400 chiếc áo dài của mẹ tôi thi tịch thu đem về cho Hội Phụ nữ mặc.
Mẹ tôi chỉ được ở nhà với tôi 10 ngày tuổi của tôi,ngày thứ 11 là phải làm bánh đội đi bán trở lại. Với người phụ nữ mới sinh con 10 ngày thì cơ thể còn run lẩy bẩy. Tôi sinh con đúng 100 ngày mới ra khỏi cái giường. Mọi sự săn sóc tôi đều một tay chồng tôi bồng bế cả 2 mẹ con.
Còn cha tôi bị cấm vận lao động, ông vác cái máy chữ ra vỉa hè ngã tư phố Huế và Lê Văn Hưu, ông soạn đơn thuê rồi đánh máy cho dân xin rút tiền ngân hàng để lo việc hiếu,việc hỉ trong nhà.
Vì cái lệ của Việt Minh lúc đó khi người dân có căn nhà bán đi, thì tiền bán trừ thuế phí xong thì bắt buộc phải để ở ngân hàng. Không được giữ tiền trong nhà. Chỉ được rút tiền khi nhà có người bệnh, đámtang, có đám giỗ, có đám cưới. Nhưng không phải là muốn rút bao nhiêu là được bấy nhiêu. Mà có quy định cho từng chuyện được rút bao nhiêu?.Chẳng hạn nhà có đám ma, thì còn phải làm cơm mời những người ở xa về viếng. Cái mục này không được ngân hàng cho chi,bởi đó là sự lãng phí. Chính sách của nhà nước cấm tiệt việc này.
Rồi thì dịch thuật đơn tiếng Pháp, tiếng Anh cho những người trước đã làm công cho các hãng. Nay họ xin trợ cấp. Thế là cũng giải quyết được 1 phần túng bấn trong nhà vẫn đè nặng trên đôi vai của mẹ tôi với cái thúng bánh ít , đội đi bán khắp phố phường để có tiền duy trì nuôi sống 5 con người trong nhà.
Năm 1956 anh cả của tôi phải thoát ly khỏi quan hệ gia đình lên rừng xanh núi đỏ xin việc đi làm để không bị ảnh hưởng tư tưởng của cha tôi. Chứ mà ở nhà với cha mẹ thì rồi cũng khốn khổ. Không chổ nào nhận làm, cũng chỉ làm cửu vạn,thợ hồ là hết. Anh cả tôi cũng vì lý lịch xấu không được đi đại học. Lăn lộn với đời mãi khi 35 tuổi mới được vào đại học.
Anh thứ 2 của tôi lúc đó mới 7 tuổi, còn con nít không thể giao tôi đứa bé sơ sinh mới 10 ngày tuổi cho đứa trẻ 7 tuổi giữ em để mẹ vắng nhà.
Anh thứ 3 thì mới lên 2 tuổi.
Cha và mẹ tôi thì không thể bỏ một buổi chợ để ở nhà giữ tôi??? Chỉ còn cách cha tôi chở tôi trong cái nôi sau xe đạpvà bình nước cháo pha đường mang theo ra ngoài vỉa hè bên cạnh bố tôi vừa giữ tôi vừa làm việc. Khi nào tôi khóc thì cho bú bình nước cháo đường.
Thấy vậy cụ Chính ở bên cạnh nhà,hàng ngày bế theo đứa cháu sang nhà tôi, giữ giùm tôi cho mẹ tôi đi bán bánh. Khi tôi khóc thì cụ cho bú bình nước cháo đường để sẵn, cho đến 11gio trưa cha tôi về trước, trao trả tôi thì cụ mới ẵm cháu cụ về.Đặc biệt là khi tôi khát sữa khóc toáng lên mà có bà mẹ nào cho tôi bú, nhất định tôi không bú.
Ngày tháng trôi đi, tôi lớn lên trong nghèo đói và khủng hoảng mỗi khi cha tôi bị bắt viết kiểm điểm và ra kiểm điểm hàng tháng ở tổ dân phố. Tôi cũng đi theo ngồi trong buổi kiểm điểm của cha tôi trước tổ dân phố. Cha tôi rất vững vàng trong mọi sỉa xói của bọn được “chia quả thực”.
Nhưng bên cạnh những con người ấy, vẫn có những người bạn của cha mẹ tôi và những người hàng xóm tốt bụng như cụ Chính, đã cho tôi hơi ấm của tình người,tôi lớn lên trong tình cảm ấy. Lên 10 tuổi tôi đã được nghe cha tôi trò chuyện về thời sự và thừa kế được những tinh hoa của cha mẹ, và ông bà của tôi.
Bây giờ có thả tôi vào cối đá mà trệu thì tôi vẫn thế thôi.
Nhân ngày sinh nhật của mình, viết vài dòng ôn cố tri tân của dĩ vãng xưa ùa về. Một lần nữa xin được tri ân các bạn đã yêu mến dành tặng cho tôi những lời chúc yêu thương chúc mừng tôi thêm một tuổi mới, trên chặng đường 5 năm qua tôi gia nhập gia đình FB. Ở đây là trường đại học cuộc đời.
Cũng ở FB này tôi đã học được nhiều ở các đàn anh,ở các em, các bạn cho tôi thêm nhiều sức sống và kinh nghiệm để đi tiếp chặng đường gian nan sắp tới vì một Việt Nam Dân Chủ, Tự Do và Cường Thịnh. Cám ơn các bạn trong gia đình FB,chúc các bạn sức khỏe và bình an.
Nguồn FB:
Nhà cháu trước ở 16 Hàng Chuối, cháu biết hết những phố phường bà kể.
Ngô Thị Hồng Lâm Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương cô cũng vài lần được hầu chuyện lúc cô còn trẻ lắm.
Lê Thị Công Nhân Cô đã đến nhà cháu ở Hàng Chuối bao giờ chưa? Có khi cô cháu mình gặp nhau hồi cháu còn bé tí ấy nhỉ. Cháu ở Hàng Chuối từ năm 1986-1994, rồi chuyển về Phương Mai đến giờ,
Ngô Thị Hồng Lâm Lê Thị Công Nhân cô gặp thày Phương trong những lần cơ quan nói chuyện về "trường sinh học" để thay phương pháp đồng vị C14, cuộc nói chuyện ở Viện lịch sử đảng cháu ạ. Cô chưa đến nhà Hàng Chuối.
Lê Thị Công Nhân Cháu thì thỉnh thoảng sang nhà bác Tường chơi bên Tăng Bạt Hổ, la cà dọc Opera House, ra cầu Đất xuống sông Hồng, vườn hoa Paster đến tận công viên Thống Nhất, đi chợ Hôm... địa bàn tuổi thơ của cháu đấy ạ ! Cháu học cùng bạn con nhà cơm giò chả Việt Hương ở phố Huế, nhà sửa đồng hồ lâu năm ở phố Huế giờ vẫn còn gần Alta Moda... Đọc stt của bà cháu nhớ tuổi thơ của mình, 😇😊😍
Ngô Thị Hồng Lâm Lê Thị Công Nhân nhà bác Tường cái bộ salong cẩn đá cẩm thạch Bộ văn Hóa đã từng liệt nó vào danh sách "tài sản quốc gia" bây giờ còn không cháu?
Ngô Thị Hồng Lâm mấy ông cháu kể tên ở trên đều cùng là lớp bạn với bố của cô lúc trước đấy.
Ngô Thị Hồng Lâm Thầy Hoàng Phương gặp cô 1 lần thầy bảo 36 tuổi không định mà lấy chồng. Đúng thế, lúc đó sắp bị đi tù vì tội viểt tham luận ca ngợi chính sách điền địa của ông Diệm là ưu việt. Cuộc chiến tranh chống Mỹ là nôi chiến. Gặp ông cụu tù hỏi cưới cô đồng ý ngay thế là bọn sai nha nó rút lui. Thầy Phương nói như đinh đóng cột
Lê Thị Công Nhân Mãi buôn, chúc mừng sn cô nhe, luôn khoẻ, vui và tươi đẹp ! 🎂💐🍾
Trần Khí Dũng Chúc mừng sinh nhật Cô! Qua cô, một nhân chứng sống, mọi người thêm hiểu về sự tàn ác của cộng sản và của thằng hồ chí minh!
Nguyễn Thúy Hạnh Thương cha mẹ chị quá, thương những con người trí thức ngay thẳng bị đoạ đày 😭
Trung Tran Sinh nhật vui chị nhé. Cuộc đời quá đắng cay.
Nguyễn Thúy Hạnh Cha chị thọ bao nhiêu tuổi? Khi về già cha mẹ chị có được sung sướng ko, có được nhờ cậy con cái ko?
Ngô Thị Hồng Lâm chị mồ côi bố năm chị 17 tuổi 1973, lúc đó là phải nhập topl ca khúc chính trị vào tuyến lửa hát bên các chiến hào, lúc bố chị mất, đám tang chừng 30 người là bạn thân lắm đấy. Những người khác họ sợ liên lụy họ không đi đưa tang đâu em. Lúc đó kinh tế gia đình chị còn nghèo lắm. Mẹ chị thì mất nắm 1989,lúc đó thì con cái trưởng thành kinh tế cũng khá hơn rồi.
Dien Le Chúc mừng sn muộn NTHL và chia xẻ nổi niềm em dưới sự cai trị hà khắc của cs!!
Hoá ra địa ngục trần gian là có thật!!
Ca Dao Le Phu Cuộc đời chị và gia đình chị là những trang sử bi thảm của chung cả một dân tộc.
Những người trí thức đã vì lý tưởng mà phục vụ cho cộng sản (lúc đó nguỵ trang dưới hai chữ Việt Minh) nhưng cũng chính cộng sản đã quay lưng lại tàn sát những người đã t…Xem thêm
Ngô Thị Hồng Lâm Ca Dao Le Phu nếu nói về người đầu tiên lãnh đạo công đoàn của mỏ than Vàng Danh thì bố tôi là người đầu tiên ở chức vụ này
Đặng Phước Đọc bài tự sự của chị mà xúc động quá! Mến chúc chị sinh nhật vui vẻ, bình an, sức khỏe!
Quy Nguyen Chúc mừng chị nhân sinh nhật (tuy muôn màng nhưng chắc chị cảm thông). Cầu chúc chân cứng đá mềm để vững bước tiếp!
Em và gia đình cũng khổ vì cs nhưng sau ngày 30/4 đen tối đó , còn lúc nhỏ thì em được no ấm đủ đầy , được mặc áo đầm , mang giày búp bê da bụng bò êm ái , rồi thì cs cướp miền nam , tất cả như rơi vào địa ngục ....…Xem thêm
Nguyễn Minh Nam Bài viết của chị quá hay, em cũng cùng hoàn cảnh như chị. Muốn có ngày nào đó chị em gặp nhau ! Thaks chị !
Trần Chúc Cuộc đời nhà cô là một trang sử bị thảm của dân tộc Việt Nam
Vậy Việt Nam mới nghèo hèn trên thế giới này
Quả báo cho những thàngw chính quyền ăn cắp mà
Khanh Hoang Tôi cũng người Hanoi chị ạ , cũng hoàn cảnh như chị ..nhưng may các cụ vào Nam và sống sung túc cho dù khi đi chẳng mang theo được gì
Sinh phải thời khốn nạn
Nguyen Dang Hung Hay đó chuyện thực xã hội chủ nghĩa miền Bắc thời ấy ít ai viết ra! Viết tiếp đi!
Hồng Thắm Phạm Tôi thường không chúc SN ai, bởi ngay sinh nhật mình tôi cũng chả mấy Q tâm. Cũng chả vì lý do gì. Nhưng riêng chị, hôm nay, muốn gửi tới chị những điều tốt đẹp nhất! ❤️
Lê Duy Cháu cám ơn cô đã chia sẻ. Cháu chỉ đọc mà còn thấy xót xa.
Nguyễn Tường Thụy Chúc mừng sinh nhật Hồng Lâm. Cảm ơn những dòng tự truyện, buồn nhưng sống động.
Nguyễn Lân Lời tự sự trong bài viết của chị là những ký ức buồn.
- Chỉ có những ai ở hanoi thời xưa đọc những điều trên mới thấy nó thấm thía
- Chúc chị nhiều sức khoẻ
Nguyet Nhat Chị Hồng Lâm chắc là được nghe Nhà văn Vũ Thư Hiên kể nhiều về cuộc đời của Hồ chí Minh kể từ khi về bắc bộ phủ ?
Yêu mến chị nhiều !
Nguyễn Thị Mỹ Nghệ Đọc bài viết kể về gia đình chị đặc biệt là cuộc đời lúc bé của chị mà nước mắt rưng rưng.
Vuong Tran Em cảm động quá! Chúc chị một đóa hoa nhân ngày Sinh Nhật.
Hung Do Chúc mừng sinh nhật cô. Thật vui vẻ và hạnh phúc.
Nguyen Binh Nguyen Hoàn cảnh nhà Hồng Lâm cũng giống với nhà một người bạn thân cùng học cấp 3 với mình. Giờ nhắc đến cái chuyện cải tạo công thương nghiệp TBTD ở HN thấy vô lý không thể chịu được. Cái sự "cải tạo" ngu ngốc ấy đã kìm hãm sản xuất kinh khủng, gây ra biết …Xem thêm
Loc Duong Thấy trong tấm hình này bạn tươi tắn, sức khoẻ vậy là mừng rồi. Một lần nữa thân chúc bạn sinh nhật hạnh phúc
Hannah Barnard Happy birthday Cô Bài Viết của Cô Xúc Động qua thưa Cô,Cháu chúc Cô Sức Khoẻ Cô nhé
Duong Ngo Khi tiếp thu Hà nội csvn cũng đối xử tàn ác với đồng bào miền bắc chẳng khác gì nhân dân miền nam sau 1975
Huan Nguyen Công nhận họ ác. Câu chuyện của nhà chị cũng là chuyện chung của bao gia đình. / Chúc mừng sinh nhật chị.
Dzung Vo Tặng em một cánh hoa hồng, đường em đi cũng đoạn trường chông gai nhưng là một con người chân cứng đá mềm. Cảm ơn trời Việt Nam đã sinh ra những nử nhi như Hồng Lâm.
Lien Pham Chúc mừng sinh nhật chị người con yêu quý của mẹ Việt Nam ❤
Ngô Thị Hồng Lâm Cô luôn tôn vinh và bảo vệ giá trị trường tồn cùa dân tộc. Cô chỉ lưu uyến những giá trị của đân tộc.
Huy Vo Đoạn trường cuộc đời .. thời mạt vận..!
Thao Hữu Nguyễn Chúc mừng sinh nhật chị! Và chia sẻ với chị những nguy nan mà gia đình đã phải gánh chịu!
Hùng Phan Văn nỗi thống khổ của chị cũng như của người dân Việt Nam không thể gói gọn trong vài trang giấy ...Đọc stt của chị tôi đã khóc vì cũng thấy mình trong đó.kinh thánh dậy "hãy tha tội cho những người hãm hại mình " Chắc tôi không thể vì lòng căm thù nó ngấm vào máu dược truyền từ nhiều đời để lại .Cám ơn chị và chúc chị luôn khỏe để thấy chúng gieo nhân sẽ gặt quả chị ạ !!!!
Dai Bui Chúc mừng sinh nhật vui vẻ !
Hung Truong Chúc Mừng Sinh Nhật chị .Cs đi tới đâu là cướp và chết chóc
Chúc mừng sinh nhật, cầu mong cho bạn có nhiều sức khỏe.
Vũ Khắc Mẫn Tôi đã đọc hết bài đã đăng của bạn. Bọn chúng bây giờ chỉ biết ăn thôi chứ có biết gì công lao của ai đâu.
Bao Khanh Vsr Chúc mừng sinh nhật chị với những lời chúc tốt lành nhất 👍🎂🍾🍹💐
Gia Đức Hoài Bạn già ơi , năm 1960 , hằng ngày đi học về tầm 12 h , dọc theo phố Huế , đến ngã tư LVH và H ,tui hay bắt gặp ông già ngồi trước cái máy đánh chữ kê trên chiếc bàn con cũ kĩ , phía bên số lẻ ..
Phải cụ thân sinh của bà kg kg ?.
Ngô Thị Hồng Lâm Dạ chị. Vâng bố em đấy ạ. Em còn nhiều dĩ vãng thỉnh thoảng kể chị vào đọc nhé
Ngày đấy còn cũng đã thiếu nữ rồi còn gì , bà em nhỉ ??
, càng nhớ những chuyện xảy ra từ lẩu lầu lâu lắm rùi ..
Nhớ hình ảnh bà bác ruột theo xe nhà binh vô Nam , nhớ cái sân mênh mông , xung quanh trồng bàng , cây to vật ..…Xem thêm
Ngô Thị Hồng Lâm Gia Đức Hoài giờ chúng mình là cụ chị và cụ em cả rồi.Năm nay em yếu hơn so với 2 năm trước em còn xông pha, đi không biết mệt. Giờ em không muốn ra khỏi nhà
Gia Đức Hoài Em còn đi được ..Chị kg đi nổi 500m , và luôn phải đeo nẹp chân+ lưng ..
Thao Pham Quang Đọc mà thấy thương hoàn cảnh gia đình của chị quá. Tôi may mắn hơn chị nhờ di cư 1954. Chúc chị và gia đinh vui khỏe và bình an.
Vanan Vuong Những năm tháng đó, cũng như bây giờ, có khác nhau mấy đâu?
Những dòng bút phê, nhiều khi nó quyết định cả một số phận con người!
Vanan Vuong Một minh chứng hiện hữu ngày nay vẫn còn, đó là nhà tư bản: Trịnh Văn Bô...?
Subic Le Đọc thấy thương gia đình chị, nhất là người mẹ. Ba mẹ của chị là người tử tế và có đạo đức để vượt qua giai đoạn cùng cực của Chế độ cộng sản mà vẫn giữ được cái tâm hồn của một người Việt Nam.
MinhHa Hoang Chào chị Hồng Lâm! Chúc sinh nhật hơi muộn, mong là vẫn còn kịp. Bước vào ngưỡng cửa hàng sáu, con cái trưởng thành, cháu chít ngoan hiền, cuộc sống như dĩa ngũ quả trên bàn ngày Tết Cầu, vừa (dừa), đủ, xoài và sung. Mong là Chị vui hưỡng hiện tại, và kễ chuyện cuộc đời, đất nước và xã hội mà chị đã trãi qua. Lịch sữ VN cận đại được kễ bằng nhân chứng sống đó. Cảm ơn chị.
Ngô Thị Hồng Lâm cám ơn bạn vâng cuộc đời của mình lớn lên trong nghèo đói và sợ hãimi2nh sẽ tiếp tục viết ạ. Chúc bạn sức khoẻ và hạnh phúc.MinhHa Hoang.
Bay Lu Van Thành thật cảm thông hoàn cảnh của chị. Xin chúc mừng chị và rất mong là chị sẽ luôn luôn dược bình an, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Phuong Nguyen Bài viết của bạn đã chạm vào trái tim của những người lương thiện. Cám ơn bạn Hồng Lâm.
Ducha Nguyen nên đọc bài viết này... Để biết rằng không ai bịa đặt, vu khống chế độ...
Lưu Bút Ngày Xưa Quá hay được nghe kể lại cuộc đời của Chi để tìm hiểu được chết đô miền bắc thế nào ngày xưa!
Happy Birthday Chị
Nguyen Dang Hung Rất cảm động đọc được những dòng tự sự! Cả một giai đoạn điêu linh! Miền Trung Quảng Nam còn khổ sở hơn nhiều!
Phuong Nguyen Cộng đồng mạng rất hân hạnh được nghe bạn Nguyen Dang Hùng kể chuyện khổ sở của Miền Trung Quảng Nam...