Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung gần đây tiếp tục leo thang, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi động lại cuộc chiến thuế quan, phía Trung cộng đã phản kích lại.
Tuy nhiên, theo truyền thông Hồng Kông tiết lộ, có không ít người trong nội bộ đảng Cộng sản Trung cộng không đồng tình với cách làm “đá chọi đá” của chính quyền Bắc Kinh.
Một số người thuộc phái ôn hòa của ĐCSTC và thế hệ đỏ thứ hai đã cảnh báo chính quyền Bắc Kinh, đừng có chiến tranh thương mại với Mỹ, bởi vì Trung cộng không thể làm nổi kẻ thù hàng đầu của Mỹ. Kể từ khi chiến tranh thương mại bùng nổ đến nay, ít nhất đây là lần thứ 3 nội bộ ĐCSTC có sự chia rẽ.
Trong hình chiến tranh thương mại Mỹ – Trung liên tiếp leo thang, nhà máy của các thương hiệu thể thao quốc tế cũng lần lượt rời khỏi Trung cộng, theo tiết lộ Tập đoàn Xtep- công ty sản xuất đồ dùng thể thao Trung cộng, hiện tại Trung cộng có đến 1/4 dây chuyền sản xuất trang phục thể thao đang ở trạng thái “đắp chiếu”; nhà sản xuất giày thể thao Phong Thái (Feng Tay Group) của Đài Loan đã quyết định mở dây chuyền sản xuất khác ở bên ngoài Trung cộng, dự tính nhà máy mới xây dựng tại Việt Nam sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2021.
Theo tiết lộ Tập đoàn Xtep- công ty sản xuất đồ dùng thể thao Trung cộng, hiện tại Trung cộng có đến 1/4 dây chuyền sản xuất trang phục thể thao đang ở trạng thái “đắp chiếu”.
Theo tờ Liên hợp Tảo báo đưa tin, một quản lý cấp cao trong ngành sản xuất công nghiệp tiết lộ, do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã khiến cho các thương hiệu đồ dùng thể thao rút khỏi Trung cộng, điều này khiến cho nhiều nhà máy của Trung cộng trước đây từng gia công cho những thương hiệu nổi tiếng này rơi vào tình trạng bỏ không, tỉ lệ lên đến 25%.
Tập đoàn sản xuất sản phẩm đồ dùng thể thao Xstep đã xác nhận, sau khi ông Trump tiến hành áp thuế quan đối với hàng hoá Trung cộng xuất khẩu sang Mỹ, đã khiến cho nhiều nhà xưởng phải đối diện với áp lực rất lớn, và các nhãn hàng quốc tế đã quyết định chuyển mua hàng sang các nước khác, lại càng khiến nhiều xưởng sản xuất của Trung cộng phải bỏ không.
Những công xưởng Trung cộng này lựa chọn phương thức giảm giá để tìm đơn hàng gia công, với mong muốn làm “thức tỉnh” những dây chuyền đang “chìm trong giấc ngủ”.
Liên Hợp Tảo báo cũng biết, không chỉ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ngành công nghiệp tại Trung cộng cũng bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế trong nước, hiện tại tốc độ tăng trưởng GDP của Trung cộng đạt mức thấp kỷ lục trong 30 năm qua; hơn nữa, nhiều dấu hiệu cho thấy, chuỗi cung ứng toàn cầu được hình thành trong nhiều thập kỷ qua sẽ bị thay đổi vĩnh viễn.
Cùng với đó, nhà máy gia công sản xuất giày thể thao Phong Thái (Đài Loan) đã quyết định mở rộng năng lực sản xuất cho các nhà máy tại Việt Nam, công ty này cho biết, do chi phí nhân công tại nhà máy ở Trung cộng đang tăng rõ rệt, nên hơn chục năm qua đã không thể gia tăng năng lực sản xuất.
Còn hiện nay, nhà máy tại Việt Nam chiếm 52% tổng sản lượng, dự kiến nhà máy mới được xây dựng tại Việt Nam sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2021, cùng với đó, năng lực sản xuất của họ tại các nhà máy khác cũng sẽ tăng.
Nhiều doanh nghiệp rút khỏi Trung cộng, kỷ nguyên Made in China sẽ kết thúc?
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung liên tiếp leo thang khiến nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc trong đó có Samsung cũng khó trụ nổi, công ty này đang rút dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung cộng Đại lục.
Nhiều doanh nghiệp Đài Loan cũng trở về Đài Loan đầu tư để né tranh rủi ro từ chiến tranh thương mại.
Một nhà máy sản xuất đồng hồ tại Thâm Quyến, Trung cộng.
Theo Nikkei đưa tin, các doanh nghiệp nổi tiếng Hàn Quốc như Samsung Electronics, Hyundai Motor, Kia Motors, LG Electronics đang chuyển dây chuyền sản xuất của mình ra khỏi Trung cộng Đại lục để giảm rủi ro do dựa quá nhiều vào chuỗi cung ứng Trung cộng, các rủi ro bao gồm cạnh tranh doanh nghiệp, địa chính trị, và xung kích gây ra do kinh tế Trung cộng suy giảm.
Một người làm việc trong ngành tài chính Nhật Bản nói: “Họ (doanh nghiệp Hàn Quốc) từng kiên trì trong thời gian rất lâu (mà không rút khỏi Trung cộng), để tránh để lại ấn tượng không tốt tới chính phủ đảng Cộng sản Trung cộng, nhưng hiện nay họ đã không thể chịu đựng được nữa.”, doanh nghiệp tài chính của Nhật Bản này có rất nhiều khách hàng là công ty Hàn Quốc.
Xu thế doanh nghiệp Hàn Quốc rời khỏi Trung cộng được bắt đầu bởi Samsung. “Khi Samsung dẫn đầu, gánh nặng tâm lý của chúng tôi cũng sẽ giảm.” nhân viên của một công ty Hàn Quốc nói.
Nhiều năm qua, lượng tiêu thụ điện thoại thông minh của Samsung tại Trung cộng đã giảm, năm 2018, lượng sản phẩm của Samsung chiếm chưa đến 1% thị trường Trung cộng, nên công ty này buộc phải đóng cửa nhà máy tại Thiên Tân vào cuối năm ngoái.
Năm nay, nhà máy Samsung tại Quảng Đông đưa ra kế hoạch cho nhân viên tự nguyện nghỉ hưu, và đang chuẩn bị rút lui.
Tháng 5 năm nay, Hyundai Motor đã tạm dừng hoạt động một nhà máy ở Bắc Kinh, nhà máy này có sản lượng 300.000 xe ô tô mỗi năm.
Kia Motors cũng sẽ ngừng hoạt động một nhà máy ở tỉnh Giang Tô vào cuối tháng 6. Gần đây LG Electronics cũng chuyển dây chuyền sản xuất tủ lạnh xuất khẩu sang Mỹ tại tỉnh Chiết Giang về Hàn Quốc.
Điện thoại thông minh của Samsung từng chiếm vị trí hàng đầu tại Trung cộng, năm 2012 từng là hãng điện thoại nhiều người tiêu dùng Trung cộng ước mơ. Huyndai Motor tại Trung cộng cũng từng được khen ngợi, năm 2016, sản lượng tiêu thụ đứng thứ 3 tại Trung cộng, chỉ sau Volkswagen và General Motors.
Hyundai Motor
Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền Trung cộng, nên nhiều hãng điện thoại thông minh và xe ô tô của Trung cộng có được ưu thế cạnh tranh, khiến cho nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tại Trung cộng bị suy giảm thị phần.
Samsung bị loại khỏi top 10, Huyndai Motor giữ vị trí thứ 6 hoặc thứ 7.
Ngoài ra, do năm 2017, chính quyền Trung cộng không hài lòng với việc Seoul triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, truyền thông Trung cộng đã kích động tình cảm chống Hàn Quốc, tẩy chay Hàn Quốc và hàng hoá Hàn Quốc khiến cho nhà máy LG tại Thiên Tân phải rút khỏi Trung cộng.
Sau đó, năm 2018 bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, đã ảnh hưởng đến các hàng hoá Hàn Quốc xuất khẩu từ Trung cộng sang Mỹ.
Đến hiện tại, để chống lại hành động thương mại không công bằng của chính quyền đảng Cộng sản Trung cộng như đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, Mỹ đã thu thuế quan 25% mang tính trừng phạt đối với hàng hoá Trung cộng có tổng trị giá 250 tỉ USD. Nếu tại “Hội nghị Trump – Tập” diễn ra vào cuối tháng này bên lề Thượng đỉnh G20 tại Nhật, Trung cộng không đề xuất cam kết làm Mỹ hài lòng, Tổng thống Trump có thể sẽ tiếp tục thu thuế quan 25% đối với 300 tỉ hàng hoá Trung cộng.
Theo SCMP, hơn 500 công ty dệt ở thành phố phía Đông Trung cộng rơi vào tình cảnh ế ẩm, thiếu đơn đặt hàng, phải đóng cửa nhà máy và cho công nhân nghỉ việc.
Biện pháp thuế quan của Mỹ đối với Trung cộng đã khiến cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Trung cộng. Theo thông tin, Apple đang cân nhắc rút 15% đến 30% khối lượng sản xuất khỏi Trung cộng và chuyển đến các nước Đông Nam Á, trong tương lai có thể sẽ điều chỉnh lại mới chuỗi cung ứng để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung cộng.
Bob Swan, Giám đốc điều hành Intel gần đây đã chia sẻ với Bloomberg rằng, công ty đang nghiên cứu làm thế nào để điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm giảm số lượng sản phẩm xuất khẩu trực tiếp từ Trung cộng tới Mỹ.
Công ty Whirlpool đang chuyển môt bộ phận dây chuyền sản xuất thiết bị nhà bếp KitchenAid từ Trung cộng đến Mỹ.
Để ứng phó với chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, năm 2018, chính phủ Đài Loan đã khởi động kế hoạch “Đầu tư Đài Loan” (Invest Taiwan), nhằm thu hút doanh nghiệp Đài Loan trở về đầu tư. Đến ngày 26/4/2019, đã có 40 công ty cam kết đầu tư vào Đài Loan, tổng kim ngạch đầu tư lên đến 6,7 tỉ USD, đầu tư này sẽ tạo ra 20.000 cơ hội việc làm, vượt quá mục tiêu ban đầu của chính phủ Đài Loan.
Long Chen Paper, một doanh nghiệp Đài Loan có 20 năm hoạt động tại Trung cộng đi đầu hưởng ứng kế hoạch “Đầu tư Đài Loan”, dự tính trong 3 năm tới, công ty sẽ đầu tư khoảng 226 triệu USD tại Đài Loan. Năm nay, Delta Electronics có kế hoạch trở về Đài Loan đầu tư 1,8 tỉ USD, trong đó có các lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu phát triển và thiết kế.
Năm ngoái, khi chính quyền Trump bắt đầu áp thuế cao đối với hàng hóa Trung cộng, nhà sản xuất xe đạp nổi tiếng Giant Manufacturing đã rất quan tâm đến cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và ngay lập tức điều chỉnh chuỗi cung ứng, trong đó có việc chuyển dây chuyền sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ trở lại Đài Loan. Chiến lược này giúp công ty tránh được rủi ro chiến tranh thương mại và giá cổ phiếu đã tăng 78% trong nửa năm.
Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Giant, bà Đỗ Tú Trân (Bonnie Tu) cho biết, thời đại “Made in China” và toàn cầu hoá chuỗi cung ứng của Trung cộng đã kết thúc.
ĐCSTC thực sự có thể khiến người Trung cộng ăn cỏ để đối đầu với Mỹ?
Mỹ yêu cầu Trung cộng mở cửa thị trường, giảm tỉ trọng kinh tế nhà nước. Trung cộng vốn muốn làm cuộc cải cách thị trường, vốn muốn mở cửa, thì hà tất cần phải người khác ép buộc?
Vậy thì hãy lùi bước (nhượng bộ), để mở cửa hơn nữa, hạ thấp thuế quan, điều này không phải là tiến bộ thì là gì?”
Huệ Anh